Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2019

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), sẽ có 3 đối tượng tính thuế TNCN sau:

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.

Đối tượng 2: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng thì tính 10% trên tổng thu nhập, theo dõi tại đây.

Đối tượng 3: Cá nhân không cư trú: tính 20% trên thu nhập chịu thuế, theo dõi tại đây.

Bài viết này sẽ trình bày đối tượng 1: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên. Trường hợp 2 và 3 theo dõi tại đường dẫn kèm theo phía trên.

Công thức chung :

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
* Thu nhập chịu thuế: là tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công không bao gồm các khoản sau:
+ Tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa:
– Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn thì được miễn toàn bộ.
– Nếu doanh nghiệp chi tiền thì được miễn tối đa 730.000đ/người/tháng.
+ Tiền phụ cấp điện thoại: được miễn theo quy định của công ty
+ Phụ cấp trang phục:
– Bằng hiện vật: Miễn toàn bộ
– Bằng tiền: Tối đa 5.000.000đ/người/năm.
+ Tiền công tác phí:
– Công tác phí theo chứng từ thực tế phát sinh: có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì được miễn toàn bộ.
– Công tác phí khoán: Phần chi cao hơn mức khoán chi quy định thì phải tính thuế phần cao hơn.
+ Tiền làm thêm giờ, ban đêm: Phần trả cao hơn ngày thường không bị tính thuế.
+ Xăng xe, chi phí đi lại thuộc về công tác phí thì được miễn.
Còn một số khoản phụ cấp được miễn thuế các bạn có thể xem tại đây hoặc

*Các khoản giảm trừ: 
– Giảm trừ gia cảnh: bản thân 9.000.000đ/tháng người phụ thuộc là 3.600.00đ/người/tháng
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

* Thuế suất: Áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần (bảng dưới).

Dưới đây là bảng hướng dẫn cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 50 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 đến 10 10 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 đến 18 15 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 đến 32 20 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 đến 52 25 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 đến 80 30 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 35 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Toàn ký hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng, tháng 1/2019 anh Toàn nhận được các khoản thu nhập như sau:
+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 10.000.000đ
+ Phụ cấp ăn trưa: 800.000đ
+ Phụ cấp đi lại: 300.000đ
+ Thưởng: 10.000.000đ
Thông tin khác:
+ Anh Toàn đóng Bảo hiểm bắt buộc: 1.050.000đ
+ Anh Toàn có 1 con nhỏ
+ Trong tháng anh Toàn không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Vậy, thuế thu nhập cá nhân của anh Toàn trong tháng 1/2019 là bao nhiêu?

Tổng thu nhập của anh Toàn:
10.000.000 + 800.000 + 300.000 + 10.000.000 = 21.100.000 (đ)
Thu nhập được miễn thuế là: 730.000đ
Thu nhập chịu thuế là: 21.100.000 – 730.000 = 20.370.000 (đ)
Các khoản giảm trừ (bản thân, người phụ thuộc, bảo hiểm ):
+ Bản thân: 9.000.000đ
+ Người phụ thuộc: 3.600.000đ
+ Tiền đóng bảo hiểm: 1.050.000đ
=> Tổng các khoản giảm trừ là: 9.000.000 + 3.600.000 + 1.050.000 = 13.650.000đ
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
= 20.370.000 – 13.650.000 = 6.720.000đ
– Theo bảng lũy tiến từng phần: Thuế của anh Toàn thuộc bậc 2
Thuế thu nhập cá nhân anh Toàn phải nộp trong tháng 1/2019 là:
10% x 6.720.000 – 250.000 = 422.000(đ).

Căn cứ pháp lý để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
– Luật Thuế thu nhập cá nhân Số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
– Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân Số 26/2012/QH13.
– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN.
– Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 111.

admin: